AI Dự Đoán: Khi Trí Tuệ Nhân Tạo Trở Thành Nhà Tiên Tri
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao các ứng dụng điện thoại có thể đề xuất những bài hát, bộ phim hay sản phẩm mà đúng với sở thích của bạn một cách chính xác như vậy chưa? Đó chính là AI dự đoán (Predictive AI) hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo dự đoán. Mở rộng hơn, công nghệ này còn là một trong những công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong kinh doanh hiệu quả.
AI dự đoán là gì?
Phân tích dự đoán là quá trình nghiên cứu dữ liệu lịch sử và hiện tại để đưa ra dự đoán về các sự kiện hay xu hướng trong tương lai. Quá trình này sử dụng một tập hợp bao gồm nhiều kỹ thuật toán học, thống kê và máy học nâng cao để phân tích dữ liệu nhằm xác định và ngoại suy các xu hướng ẩn.
Nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã ứng dụng AI dự đoán để hỗ trợ các quyết định chiến lược. Ví dụ, các công ty bảo hiểm sử dụng để dự đoán rủi ro; công ty thương mại điện tử ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, dự đoán nhu cầu mua sắm, xu hướng tiêu dùng; các nhà quản lý chuỗi cung ứng dụng nhằm hỗ trợ quản lý hàng tồn kho dựa vào những dự báo về nhu cầu hàng hoá, tình trạng hàng hoá,...
AI dự đoán hoạt động như thế nào?
Tương tự như các ứng dụng máy học khác, AI dự đoán là một hoạt động linh hoạt, liên tục sử dụng dữ liệu mới để cập nhật các dự đoán. Tức là kỹ thuật này sử dụng quy trình công cụ máy cổ điển để tiền xử lý dữ liệu hay làm sạch dữ liệu; chuẩn bị một lượng dữ liệu phù hợp để đào tạo mô hình, triển khai, phản hồi, đào tạo lại và triển khai lại cùng với khả năng tải nhập dữ liệu gần theo thời gian thực. Các kỹ thuật bao gồm cây quyết định, phân tích hồi quy, phân tích chuỗi thời gian và mạng nơ-ron học sâu.
Hiểu một cách đơn giản khi mô hình AI đã được huấn luyện thì nó sẽ đưa ra kết quả dự đoán trong tương lai dựa trên dữ liệu mới.
Các mô hình phân tích dự đoán có vai trò định hướng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Quá trình phân tích, dự đoán này khá phức tạp và liên quan tới nhiều yếu tố. Đặc biệt, dự đoán thường tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự đầu tư liên tục để đáp ứng với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh.
Ứng dụng của AI dự đoán
AI dự đoán trong thực tế đã và đang được ứng dụng trong đa dạng ngành nghề nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, định hướng tới các chiến lược kinh doanh hiệu quả:
Bán lẻ
AI dự đoán giúp tối ưu hóa lượng hàng tồn kho. Dựa vào các phân tích dữ liệu trước đó như dữ liệu doanh số bán hàng, xu hướng mùa vụ và các dữ liệu khác, AI có thể dự báo được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong khoảng thời gian tới. Điều này giúp doanh nghiệp dự báo chính xác nhu cầu khách hàng, giảm thiểu tình trạng hàng tồn kho quá nhiều hoặc quá ít. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu kho cũng như có một kế hoạch sản xuất hàng hoá phù hợp từng thời điểm.
Ví dụ: Các doanh nghiệp Amazon và Alibaba đã tối ưu hoá quy trình quản lý hàng tồn kho nhờ vào AI đã dự đoán chính xác nhu cầu mua sắm của khách hàng, và điều chỉnh chiến lược giá theo thời gian thực. Kết quả là họ có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa hơn và tăng doanh thu bằng cách cung cấp sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm.
Tài chính
Lĩnh vực tài chính sử dụng phân tích dự đoán để định hướng hoạt động ra quyết định, quản lý rủi ro, phát hiện gian lận. Các ví dụ bao gồm giao dịch dự đoán, đánh giá rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản vay. Các ngân hàng sử dụng AI để phân tích lịch sử tín dụng, hành vi giao dịch, và dữ liệu thị trường để dự đoán khả năng khách hàng không trả nợ hoặc phát hiện các hoạt động gian lận trong thời gian thực. Điều này giúp các tổ chức tài chính giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả của các quyết định cho vay và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Sản xuất
Trong ngành sản xuất, phân tích dự đoán được áp dụng để thực hiện nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất. Cụ thể các công ty sản xuất sử dụng để theo dõi dây chuyền sản xuất, phát hiện các lỗi, bất thường, xác định tình trạng máy móc và dự đoán các yêu cầu bảo trì. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể dự trù kinh phí cho việc sửa chữa, quản lý thiết bị và tài chính hợp lý hơn. Ngoài ra, việc sử dụng AI này cũng giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của máy móc và tăng năng suất.
Y tế
Các công ty chăm sóc sức khỏe hay ngành y tế sử dụng phân tích dự đoán trên thiết bị theo dõi bệnh nhân để phát hiện những thay đổi, tình huống bất ngờ theo thời gian thực về tình trạng của bệnh nhân. Những trường hợp sử dụng khác bao gồm chẩn đoán y tế và dự đoán chuyển biến của bệnh dựa trên dữ liệu trong quá khứ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Việc dự đoán sớm giúp các bác sĩ can thiệp kịp thời, đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp, và cải thiện kết quả điều trị.
Giao thông vận tải
Trong lĩnh vực giao thông vận tải được sử dụng nhằm tối ưu hoá hoạt động vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng. Bằng cách phân tích dữ liệu như lưu lượng giao thông, điều kiện thời tiết, và tuyến đường di chuyển, AI có thể dự đoán thời gian giao hàng, xác định lộ trình nhanh nhất, và ngăn ngừa tình trạng kẹt xe.
Ví dụ: Các công ty vận tải như DHL và FedEx sử dụng AI dự báo tình trạng giao thông, thời gian giao hàng và nhu cầu vận chuyển trong tương lai. Ngoài ra AI còn tìm ra tuyến đường tối ưu nhất. AI lúc này đóng vai trò quan trọng giúp tối ưu vận chuyển, tiết kiệm chi phí rủi ro, đảm bảo hơn trong vấn đề thời gian giao hàng, tiến trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tóm lại, AI dự đoán đang cách mạng hóa nhiều ngành nghề khác nhau. Bằng cách đưa ra những dự đoán phù hợp, AI giúp các doanh nghiệp đưa ra định hướng quyết định kinh doanh tốt hơn, tối ưu hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Lợi ích của AI dự đoán
AI dự đoán đem lại nhiều lợi ích đáng kể ở các khía cạnh khác nhau. Dưới đây là bốn lợi ích chính:
1. Tối ưu hoá quy trình, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng phân tích dự đoán thường có lợi thế cạnh tranh cao hơn các công ty không ứng dụng nhờ khả năng dự đoán chính xác hơn các sự kiện trong tương lai.
2. Hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro. Việc phân tích dữ liệu, dự đoán các tình huống trong tương lai như các sự cố bất ngờ, gian lận, đánh giá rủi ro,... giúp doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, giảm lỗ và cải thiện độ tin cậy.
3. Phân tích dự đoán cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách đưa ra dự đoán dựa trên lịch sử mua hàng, hành vi mua sắm và sở thích cá nhân. Dựa trên các dự liệu đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm được thiết kế riêng cho từng khách hàng, tạo cảm giác cá nhân hóa và tăng cường sự kết nối, nâng cao sự hài lòng và tăng cường lòng trung thành.
4. Cung cấp thông tin chi tiết và phân tích sâu giúp doanh nghiệp đưa ra các định hướng quyết định kinh doanh phù hợp, thích ứng nhanh với những thay đổi thị trường.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI đã và đang mang lại những bước tiến vượt bậc cho nhiều lĩnh vực. AI dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và có những ứng dụng rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, AI tạo sinh (Generative AI) cũng đang mở ra các cơ hội mới, từ việc sáng tạo nội dung đến thiết kế sản phẩm, cho thấy tiềm năng vô hạn của AI trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn đang nhầm lẫn giữa AI dự đoán và AI tạo sinh. Để ứng dụng AI một cách hiệu quả, cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa hai loại AI này. Mỗi loại AI có những ứng dụng khác nhau, việc hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp chọn công nghệ phù hợp với mục tiêu của mình.
Email: sales@afusion.ai
Địa chỉ: 55-57 Bàu Cát 4, phường 14, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam